Tin tức

Góc giải đáp: Lừa đảo 5 triệu có đi tù không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tội lừa đảo 5 triệu có đi tù không, sẽ đối diện với mức phạt nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cũng chúng tôi tìm câu trả lời giải đáp thắc mắc ngay nhé!

Mục Lục

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Cơ sở pháp lý quy định các yếu tố cấu thành tội phạm là Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Cấu thành tội phạm bao gồm các dấu hiệu cần và đủ của hành vi phạm tội cụ thể, mang tính đặc trưng và phân biệt với các hành vi phạm tội khác, cụ thể đó là:

  • Khách thể;
  • Chủ thể;
  • Mặt khách quan;
  • Mặt chủ quan.

Nếu một trong 4 yếu tố đó không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh, định khung hình phạt.

Các yếu tố cấu thành tội phạm
Các yếu tố cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm thứ nhất: Khách thể

Khách thể của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Đọc thêm: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo nhận quà Điện máy xanh

Cấu thành tội phạm thứ hai: Chủ thể

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Cấu thành tội phạm thứ hai: Mặt chủ quan

Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Cấu thành tội phạm thứ hai: Mặt khách quan

Về hành vi, có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo đánh giá 5 sao

Lừa đảo 5 triệu có đi tù không?

Lừa đảo 5 triệu có đi tù không?
Lừa đảo 5 triệu có đi tù không?

Tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định rõ về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo đó:

Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau đây, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

  • Cướp tài sản.
  • Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Cưỡng đoạt tài sản.
  • Cướp giật tài sản.
  • Công nhiên chiếm đoạt tài sản.
  • Trộm cắp tài sản.
  • Lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung 2: Phạt tù từ 02 – 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Lưu ý: Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho nạn nhân theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13:

– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Như vậy, với câu hỏi “Lừa đảo 5 triệu có đi tù không?”, câu trả lời là CÓ, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc Lừa đảo 5 triệu có đi tù không mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc nắm rõ hơn về luật hiện hành. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Facebook Comments Box
Rate this post