Học sinh THPT lần đầu tiên được dạy nhạc cụ Âm nhạc
Lần đầu tiên, trong chương trình giáo dục mới môn Âm nhạc được dạy ở trường trung học phổ thông. Đồng thời nội dung nhạc cụ và hợp xướng cũng được đưa vào giảng dạy lần đầu.
Theo đó, học nhạc cụ trong môn Âm nhạc là một xu thế tất yếu, hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều dạy học sinh cách chơi nhạc cụ từ rất lâu rồi. Bởi học nhạc cụ giúp bối cảnh học tập đa dạng hơn, học sinh được phát triển năng lực âm nhạc, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác và nâng cao tính ứng dụng…
Khác với cách thông thường, các bạn học sinh thông qua nhạc cụ sẽ được cảm nhận về âm nhạc một cách trọn vẹn, nâng cao sự trải nghiệm, thể hiện cảm xúc theo những cách khác nhau và bằng những giác quan đa cảm. Bên cạnh đó, nhiều học sinh không có khả năng ca hát cộng với một bạn đến độ tuổi 12 – 14 bị vỡ giọng thì nhạc cụ sẽ là phương tiện để các bạn thể hiện bản thân mình. Qua đó, việc học nhạc cụ cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tăng khả năng hội nhập quốc tế cho các bạn học sinh.
Tuy nhiên, nhạc cụ là nội dung mang tính phân hoá.Do đó không nhất thiết tất cả học sinh đều cùng học và cùng chơi một loại nhạc cụ. Từ lớp 1 đến lớp 3 là điều kiện thuận lợi để dạy và học nhạc cụ.Xác định học sinh học nhạc cụ về tiết tấu thì các bạn có thể chơi một trong số bốn loại nhạc cụ. Loại thứ nhất, là bộ gõ cơ thể thông qua cách giậm chân, vỗ đầu gối, vỗ tay, vỗ vai và búng ngón tay…Loại thứ hai, những nhạc cụ gõ đang sử dụng trong chương trình hiện hành như trống nhỏ, thanh phách…, những nhạc cụ này do nhà trường trang bị các bạn học sinh sẽ dùng chung. Loại thứ ba, một vài nhạc cụ gõ nước ngoài như tambourine, triangle, xylophone…
Điều kiện để dạy và học nhạc cụ từ lớp 4 trở lên sẽ cần thêm sự hỗ trợ của gia đình. Theo đó, học sinh được học nhạc cụ về giai điệu và hòa âm, các em cần một trong số nhạc cụ như sáo trúc, kèn melodica, kèn harmonica, sáo recorder và đàn ukulele…Để đảm bảo an toàn vệ sinh thì những loại kèn sáo của học sinh do gia đình trang bị và được các em tự quản lý. Ngoài ra, tại mỗi địa phương học sinh cũng có thể chơi nhạc cụ phổ biến ở đó như đàn môi, khèn, đàn tính, đàn T’rưng…
Chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới
Trong thời gian đầu để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, các trường có thể căn cứ trên nhu cầu lựa chọn của học sinh và điều kiện thực tiễn của địa phương để mời giáo viên về giảng dạy hoặc cho phép học sinh trường mình đăng ký học ở cơ sở đào tạo khác có chuyên môn tốt về môn này.
Theo đó, chương trình mới kế thừa khoảng 60% nội dung chương trình hiện hành, nên giáo viên âm nhạc hiện nay có thể giảng dạy và đáp ứng được 60% về nội dung yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Trong thời gian sắp tới các giáo viên cần được tập huấn để hoàn thành chương trình giảng dạy này.
Một điều nữa là, các thầy cô giáo sẽ được tập huấn về kỹ thuật sử dụng nhạc cụ và phương pháp giảng dạy, các loại nhạc cụ như melodica, recorder, ukulele … đều là những nhạc cụ có âm thanh chuẩn xác, dễ chơi và dễ hòa tấu. Vì thế, đa số giáo viên âm nhạc có thể chơi được những nhạc cụ này sau thời gian ngắn được tập huấn. Ngoài ra, ở cấp trung học phổ thông âm nhạc là môn lựa chọn và không bắt buộc. Do đó, tất cả các trường không nhất thiết phải có ngay và có đủ giáo viên để dạy môn Âm nhạc.