Phó giáo sư chép sách từng là bị can trong một vụ án
Có một nguồn tin của Báo điện tử giáo dục Việt Nam, ông Đặng Công Tráng sinh năm 1962, trưởng khoa Luật, trường đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từng là bị can trong vụ án ” Làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước”
Ông Đặng Công Tráng, Trưởng khoa Luật, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam” bị phát hiện sao chép của người khác. Ông Tráng đã xin hủy đề tài và xin rút khỏi danh sách vừa được công nhận chức danh Phó giáo sư. Trước đây, ông Đặng Công Tráng từng đi du học tại Nga rồi về nước. Sau đó, ông Tráng xin vào dạy hợp đồng cho một trường đại học.
Khoảng 4 tháng sau, ông Tráng “sa lầy” vào vụ án “Làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước”. Tháng 03/2005, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất cáo trạng chuyển hồ sơ lên Tòa án Nhân dân thành phố để truy tố ông Đặng Công Tráng cùng 5 bị can khác.
Sau khoảng 4 tháng, ông Tráng sa lầy vào vụ án làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước. Tháng 3/2005 Viện kiểm soát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ lên Tòa Án Nhân Dân thành phố để truy tố ông Đặng Công Tráng cùng 5 bị can khác. Vụ án làm giả tài liệu đã qua đi 12 năm vào giờ đây ông Đặng Công Tráng đã có học vị phó Giáo Sư.
Từ tháng 8/2003, Đinh Thanh Nhã đã bàn với Ngô Văn Quý và Trần Minh Hòa liên hệ với 18 thí sinh thi rớt đại học chính quy để làm giấy báo điểm giả. Các giấy báo điểm này được thí sinh gửi đến nhiều trường đại học dân lập hoặc cao đẳng xin xét tuyển. Đinh Thanh Nhã thu của mỗi thí sinh từ 5 triệu đồng đến 14 triệu đồng.
Ông Đặng Công Tráng có nhờ Trần Minh Hòa giúp cho 5 thí sinh; trong đó, có 1 thí sinh là cháu ruột ông Tráng và 1 thí sinh là cháu ruột vợ trước của ông Tráng. Hòa thoả thuận với ông Tráng giá cho mỗi thí sinh vào đại học là 30 triệu đồng và vào cao đẳng 22 triệu.
Hòa nhận 128 triệu của 5 thí sinh do ông Tráng giới thiệu. Trong đó, Hòa và các nhân viên Nguyễn Minh Trang, Nguyễn Nữ Minh Thân đang làm việc tại công ty của Hòa trực tiếp nhận từ ông Tráng 77 triệu đồng. Số tiền còn lại, các nhân viên đến nhà các thí sinh nhận tiền từ phụ huynh… Hơn 10 năm sau, ông Tráng đã trở thành tiến sĩ và giữ chức Trưởng khoa Luật của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây thực sự là một vết nhơ của ngành giáo dục làm giảm sự công bằng và minh bạch đối với những người bỏ ra thời gian và công sức thực sự để cống hiến và nghiên cứu ra những đề tài có tính ứng dụng cao mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Đây là lần đầu tiên phát hiện ra chuỗi bằng phó giáo sư giả và ai biết được rằng trước đó đã có bao nhiêu cái bằng học vị đến mức phó giáo sư bị làm giả nhằm những mục đích không chính đáng. Cần phải có những biện pháp mạnh nhằm chấn chỉnh cũng như mang lại sự công bằng cho những công sức thời gian nghiên cứu thực sự để phục vụ cho cuộc sống.