Tin tức

Tìm hiểu trang phục cổ Việt Nam qua các thời kỳ

Việt Nam đã trải qua thời kỳ lịch sử gắn với các giai đoạn phát triển về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của người Việt qua từng giai đoạn đã tạo nên dấu ấn riêng mà không nước nào có được, đặc biệt là trang phục cổ Việt Nam qua các thời kỳ. Bài viết dưới dây bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin về trang phục  Việt Nam quá các thời kỳ để xem đặc điểm khác biệt  nhé.

Mục Lục

Trang phục cổ Việt Nam qua các thời kỳ

Mỗi thời kỳ  sẽ có những trang phục đặc điểm khác nhau, cụ thể như:

Thời kỳ Hùng Vương với văn hóa Đông Sơn – năm 2000 TCM – 200 SCN

Đây là thời kỳ trước khi chịu ảnh hưởng từ nhà Hán, lúc này các phụ nữ thời Hùng Vương thường mặc áo ngắn đến bụng, bó sát vài người, xẻ ở phần ngực, bên trong mặc yếm kín ngực và có cổ tròn sát cổ, hình những tấm hạt gạo sẽ được trang trí thêm.

Bên cạnh đó cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông hở một phần ngực hoặc kín. Tất cả đều có thể là loại mặc chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo sẽ có hoa văn trang trí, ở phần thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách  đều nhau và quấn ngang bụng.

Từ thời này đã xuất hiện hoa văn trên mặt trống đồng hoặc hình khắc lên trên cán dao bằng đồng nên có thể thấy rằng trang phục Việt Nam đã được định hình một cách rõ nét. Cả trang phụ nam và nữ đều được pân biệt rõ ràng, tuy nhiên trang phục dành cho nữ giới sẽ đa dạng và phong phú hơn.

Thời kỳ năm 2000 TCM – 200 SCN bắt đầu xuất hiện tiền thân của tà áo dài hiện đại và đặc trưng trang phục của người Việt là búi tóc, áo vài bên tả.

Thời kỳ Triều Lý – Thế kỷ 11 – 13

Giai đoạn cực thịnh của triều đại phong kiến vua thời Lý, thời điểm này vua đã ban hành những quy định về phục trang để phân biệt giữa tầng lớp nhân dân và quan chức.

Đặc điểm nổi bật của trang phục trong thời kỳ này là các hoa văn trang trí sẽ được thêu tinh xảo trên trang phục từ đó thể hiện sự giao hòa đầy ý nghĩa giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Theo đó nhà vua thể hiện tinh thần tự lập tự cường của dân tộc qua việc không dùng gấm vóc của triều Tống để may lễ phục mà chỉ được sử dụng các chất liệu vải trong nước.

Thời kỳ Nhà Trần tới Tiền Lê – thế kỷ 15 – 16

Thời nhà Trần 3 lần đánh giặc xâm lược Nguyên – Mông do đó nhân dân luôn thường trực cuộc sống quân dân,  chính điều này đã làm ảnh hưởng đến cả phục sức và quan niệm thẩm mỹ, trang phục của phụ nữ thời kỳ này được chi làm 2 giai đoạn:

Thế kỷ 13 -–15: bên  trong sẽ mắc một chiếc yếm quây, bên ngoài phần áo rộng ở phần ống tay, áo choàng có cổ áo khoét sâu rộng.

Thế kỳ 15 – 16 phần cổ áo đã được may kín đáo  hơn và ống tay áo cũng gọn gàng hơn thời kỳ trước. Màu sắc trang phục được chú ý bắt mắt hơn.

Thời kỳ  Nhà Lê – thế kỳ 15 – 16

Đây là một trong những thời kỳ xuất hiện nhiều kiểu dáng, thiết kế trang phục đẹp -–đây  là những năm thăng hoa của trang phục phụ nữ Việt Nam. Áo choàng được thiết kế nhiều lớp, phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo cố định áo choàng lại với màu sắc bắt mắt do ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc nên không được nhiều người đồng tình, hưởng ứng.

Thời kỳ  Nhà Mạc – thế kỷ 16

Thời kỳ này đã xuất hiện với chiếc áo tứ thân, vấn khăn mỏ quạ, để tóc dài, vấn khăn, rẽ đường ngôi giữa, mặc áo dài tứ thân cổ trong, thắt lưng buông dài… của phụ nữ làng quê Việt Nam vào thế kỷ 19 – 20.

Còn đối với những phụ nữ quý tộc với dải xiêm nhiều màu sắc, rủ xuống chân để thêm vẻ yểu điệu, thướt tha. Lúc này các trang  sức đa dạng hơn về kiểu dáng, màu sắc, hoa tai hình quả bầu, hình hoa sen hoặc khuyên tròn.

Xem thêm

trang-phuc-co-viet-nam
Trang phục cổ Việt Nam có sự thay đổi qua các thời kỳ

Thời kỳ Hậu Lê – thế kỷ 17 – 18

Khi này đã có rất nhiều các kiểu trang phục khác nhau và các bộ văn hóa khẳng định được nét văn hóa riêng. Mặc dù với nhiều lớp áo mang màu sắc khác nhau mà các bộ phận trang phục của phụ nữ thời kỳ này rất kín đáo, đặc điểm nổi bật là phần ống tay rộng và các trang phục của người hầu gái sẽ  có phần áo cổ tròn, vạt áo tay dài, ngắn, váy đơn xếp lớp, tay áo rộng…

Thời kỳ Tây Sơn – Thế kỷ 18

Các chi tiết của trang phục được thêu, may đắp tỉ mỉ và có phần hơi giống với chiến phục và họ mang quần. Vì vào những năm đầu của thế kỷ 19 tất cả phụ nữ bị cấm mặc váy vì cho là không phù hợp.

Thời kỳ nhà Nguyễn – thế kỷ 19

Đời sống xã hội sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến trang phục của phụ nữ. Trong khi các tầng lớp thống trị ngày càng theo lối cải cách thì lúc này trong xã hội các  trang phục truyền thống như áo yếm, áo tứ thân, nón quai thao… trở thành kết tinh văn hóa của cả dân tộc.

Thời kỳ này bên cạnh những chiếc yếm đào hay  áo tứ thân trong các buổi đi chơi, đi hội thì thời trang phương Tây cũng dần được các phụ nữ quý tộc ưa chuộng vì hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là hoàng hậu Nam Phương cũng là người rất thích mặc trang phục Tây Phương.

Thời kỳ từ thế kỷ 20 đến nay

Dần dần áo dài đang dần trở thành trang phục không thể thiếu trong đời sống xã hội từ thế kỷ 19, 20.

Hầu hết tất cả các phụ nữ từ bà hoàng, công chúa đều có nhiều kiểu áo dài với chất liệu gấm sang trọng, thêu chỉ vàng hoặc các bà các cô vận áo dài đến công sở, ra chợ, dạo phố.

Khi trải qua các biến động lịch sử với sự du nhập văn hóa phương Tây  mà áo dài được cải tiến nhiều. Mặc dù vậy nhưng với bất cứ trào lưu nào thì các loại áo dài vạt dài sát đến đất để tôn lên vóc dáng và nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.

Thông tin ở trên là những đặc điểm trang phụ cổ của Việt Nam qua các thời kỳ và chính vậy đã tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được gìn giữ cho đến ngày nay.

Facebook Comments Box
Rate this post