Tìm hiểu những quy định về trang phục ngành Thuế
Ngành Thuế cũng có đồng phục để nhận diện ngành và tạo nên tính đồng bộ, lịch sự cho cán bộ, nhân viên. Hãy tìm hiểu những quy định về trang phục ngành Thuế trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Trang phục ngành Thuế gồm những gì?
Các cán bộ công chức Thuế là người triển khai thực hiện hệ thống chính sách thuế; nhằm làm cho hệ thống thuế được thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời nhất; phát huy được các vai trò của thuế đối với Nhà nước và nền kinh tế, xã hội.
Theo quy định hiện nay, mỗi cán bộ công chức làm việc trong ngành Thuế đều phải mặc đồng phục của ngành. Điều này giúp tôn thêm vẻ thanh lịch, nghiêm túc, góp phần xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức ngành thuế năng động, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Ngày 01/07/2021, Tổng Cục Thuế ban hành Quyết định 1054/QĐ-TCT về Quy định quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế. Tại Điều 7 quy định về sử dụng trang phục xuân hè, thu đông của ngành Thuế như sau:
- Trang phục xuân hè, thu đông được sử dụng khi làm nhiệm vụ, tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị của ngành trừ các trường hợp mặc thường phục dân sự quy định tại khoản 2 Điều 4 (ngoài ngày quy định bắt buộc mặc trang phục Thuế), khoản 1 Điều 13 và mặc lễ phục quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 6 Quy định này).
- Khi mang, mặc trang phục xuân hè, thu đông, người sử dụng phải mặc trang phục đồng bộ theo quy định trong đó:
a) Trang phục xuân hè đồng bộ cho nam, nữ gồm: áo ngắn tay, quần hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển hiệu, mũ kêpi, mũ mềm (nữ) theo quy định.
b) Trang phục thu đông đồng bộ cho nam, nữ gồm: áo thu đông, áo sơ mi mặc trong hang phục thu đông, quần hoặc hoặc juýp (nữ), caravat, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển hiệu, mũ kêpi, mũ mềm (nữ) theo quy định.
Tìm hiểu những quy định về trang phục ngành Thuế
Xem thêm: Nét độc đáo trong bộ trang phục dân tộc Dao Đỏ
Quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế
Quy định sử dụng trang phục ngành Thuế đối với công chức thuế như sau:
– Công chức thuế mặc trang phục ngành Thuế ít nhất 02 ngày/ tuần vào ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, khuyến khích mặc đồng phục trong tất cả các ngày làm việc trong tuần.
– Công chức thuế khi tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết, báo cáo, tập huấn, chuyên đề của đơn vị hoặc ngành Thuế thì đều phải mặc trang phục hoặc lễ phục ngành Thuế (khi có yêu cầu) theo đúng quy định.
– Trường hợp công chức Thuế làm nhiệm vụ ở những vị trí công việc hoặc thời điểm thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế tại cơ quan thuế hoặc trụ sở người nộp thuế đều phải mặc trang phục ngành theo đúng quy định. Tùy theo tính chất công việc, Thủ trưởng đơn vị quy định và nêu rõ trên giấy mời triệu tập công chức của đơn vị để đảm bảo tính trang nghiêm, thuận lợi trong việc thực hiện nội quy của cơ quan.
Ngoài ra, quy định thời gian mang, mặc trang phục xuân hè, thu đông như sau:
- Trang phục xuân hè: từ tháng 4 đến hết tháng 10 hàng năm.
- Trang phục thu đông: từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.
Căn cứ vào nhiệt độ của môi trường làm việc, thời tiết tại từng đơn vị, thủ trưởng đơn vị điều chỉnh thời gian sử dụng trang phục xuân hè, thu đông. Nếu nhiệt độ thời tiết hoặc môi trường làm việc dưới 20°C thì công chức, viên chức mặc trang phục thu đông. Còn nếu nhiệt độ từ 20°C trở lên thì mặc trang phục xuân hè nhưng khi sinh hoạt tập trung phải mặc loại trang phục do thủ trưởng đơn vị quyết định.
Tìm hiểu những quy định về trang phục ngành Thuế
Xem thêm: Những điều chưa từng bật mí ở trang phục Ai Cập cổ đại
Nguyên tắc khi mặc trang phục ngành Thuế
Tại Điều 3 Quy định quản lý, sử dụng trang phục và thẻ ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 có quy định về nguyên tắc khi mang, mặc trang phục của ngành Thuế như sau:
- Trang phục thuế phải sử dụng đúng mục đích theo quy định. Công chức mặc trang phục ngành Thuế phải đồng bộ, thống nhất theo quy định của từng loại Trang phục thuế; khi mặc trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa. Công chức mặc trang phục xuân hè phải để áo trong quần, juýp (nữ), khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ hoặc theo khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền), không sử dụng các phụ kiện hoặc trang sức khác quy định của Trang phục thuế để đeo phía ngoài làm thay đổi, ảnh hưởng đến kết cấu của Trang phục thuế, gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Nghiêm cấm viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục.
- Nghiêm cấm công chức sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành thuế vào mục đích cá nhân. Không sử dụng Trang phục thuế khi không thực thi nhiệm vụ.
Mẹo sử dụng và bảo quản áo đồng phục được bền đẹp
Cách bảo quản tốt trang phục ngành Thuế giúp cho người mặc tiết kiệm được chi phí và giữ cho trang phục luôn bền màu theo thời gian.
– Giặt quần áo bằng tay: Việc này sẽ đảm bảo được chất liệu vải giữ được độ bền cao. Nếu giặt máy, các chế độ giặt và vắt sẽ khiến chất liệu vải co giãn liên tục, lâu ngày vải áo bị bai cũng như nhanh bay màu.
– Không nên sử dụng chất tẩy rửa trực tiếp trên áo: Khi giặt áo sơ mi có màu thì bạn không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh. Điều này sẽ khiến cho mực in trên áo bị phai và loang ra phần vải màu vải trắng. Vì vậy, bạn cần phải xử lý khéo léo với từng phần vải khác nhau.
– Không giặt áo trắng với những quần áo có nhiều màu sắc: Nếu giặt áo trắng với các quần áo màu sắc sẽ khiến mực in trên những chiếc áo có màu sẽ bị lem ra. Màu mực này sẽ bám vào áo trắng và rất khó để tẩy ra. Do đó, để bảo quản được bộ đồng phục, giữ màu sắc luôn mới thì bạn hãy giặt những chiếc áo trắng cùng nhau.
– Bảo quản trang phục nơi thoáng mát: Việc bảo quản đồng phục thuế nơi thoáng mát sẽ tránh cho quần áo không bị ẩm mốc, luôn sạch sẽ, thơm tho và giữ cho độ bền vải cao.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được các quy định về trang phục ngành Thuế.