Tin tức

Tìm hiểu về nét văn hóa và trang phục người Chăm

Trang phục người Chămcó lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc khác. Vậy trang phục này có nét gì đặc biệt?  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Tìm hiểu về dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm có khoảng trên 100.000 dân, sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðông và Tây Nam Bộ. Hiện nay người Chăm còn sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia…

Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Chăm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã Lai. Cho đến bây giờ Chăm Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và thư từ… Chăm Ðông thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống.

Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp Chăm-pa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chăm-pa cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu văn hoá, quá trình phát triển của tộc người.

Ngoi-thap-Cham-pa-net-van-hoa-cua-nguoi-Cham
Ngôi tháp Chăm-pa – nét văn hóa của người Chăm

Xem thêm: Trang phục người Tày

Người ta còn thấy nhiều nét trạm trổ và các bức tượng bằng đá thể hiện nếp sinh hoạt ca múa và chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người Chăm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật truyền thống luôn được người Chăm nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay.

Múa Chăm phong phú và độc đáo, hầu như mỗi làng Chăm có một đội múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội. Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu) tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa của mình.

Nét độc đáo trong trang phục người Chăm

Trang phục nam giới

Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu vàng nhạt hoặc màu bạc. Ở hai đầu khăn có các tua vải. Trên đầu họ thường đội khăn và được đội theo lối chữ nhân. Đặc biệt đối với những người là chức sắc trong tôn giáo thì hai đầu khăn của họ có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ. Chúng được quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng). Thường là áo màu trắng, trong là quần sọc, ngoài quấn váy.

Nhóm Chăm Hroi sẽ đội khăn trắng quấn gọn trên đầu. Nam mặc áo cánh xẻ ngực màu sáng hoặc tối. Đó là loại áo cổ tròn cài cúc. Có người mặc áo ngắn, xẻ ngực, cộc tay. Các đường viền ở cổ sườn, hai thân trước và gấu được trang trí và đính các miếng kim loại hình tròn. Có nhóm mặc lễ phục là loại áo dài xẻ nách trắng hoặc đỏ. Trang phục cổ truyền là chiếc váy và quần.

Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta. Điều này thể hiện lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ rất riêng

Trang phục của phụ nữ người Chăm

Trang-phuc-nguoi-Cham
Trang phục người Chăm

Xem thêm: Trang phục Kimono của Nhật Bản

Người dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ. Vậy nên trang phục của người phụ nữ chăm cũng rất được họ chú trọng. Về cơ bản, trang phục của dân tộc Chăm cho người phụ nữ đầu thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu. Hoặc cũng có thể quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quấn lên đầu. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to). Nhóm Chăm Hroi thì thông thường sẽ đội khăn màu chàm.

Vào những ngày lễ hội thì họ có lễ phục riêng, thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông. Nó được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng. Khi làm lễ, phụ nữ Chăm mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng. Họ quấn váy xếp, đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc.

Đồ trang sức phổ biến sẽ là bằng bạc như vòng cổ, khuyên tai. Người Chăm Thuận Hải thường đeo 1 loại nhẫn bạc có khảm mặt đá đen được gọi là nhẫn mắt. Trang sức còn bằng cái thắt lưng, là dây vải hẹp có nhiều trang trí hoa văn. Chúng có màu sắc rực rỡ, có tua chỉ màu ở 2 đầu mép vải.

Trên đây là những thông tin về trang phục người Chăm để bạn tham khảo, cũng giống như các dân tộc khác, người Chăm ngoài văn hóa về tín ngưỡng, đời sống thì về trang phục cũng có nét độc đáo riêng để hòa chung vào nền văn hóa Việt Nam tạo thành một khối văn hóa ngàn năm.

Facebook Comments Box
Rate this post