Các chuyên ngành Công nghệ thông tin hiện nay
Trong thời đại ngày nay, có khá nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú với những sản phẩm công nghệ mới và ấp ủ để có thể trở thành các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Vậy, các chuyên ngành Công nghệ thông tin hiện nay gồm những gì?
Mục Lục
Các chuyên ngành Công nghệ thông tin mà các sinh viên có thể học
Không cần bàn cãi quá nhiều, ngành Công nghệ thông tin có khá nhiều hướng để làm việc chuyên sâu, các sinh viên có thể học những chuyên ngành cụ thể như: Mạng máy tính, đồ họa; khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; hệ thống thông tin, truyền thông hay Kỹ thuật máy tính.
Khoa học máy tính (Computer science)
Những người nghiên cứu ngành khoa học máy tính được xem là nhà khoa học. Họ tập trung vào lý thuyết để ứng dụng tính toán. Chính vì vậy, họ sẽ trả lời được các câu hỏi “vì sao” đằng sau các chương trình máy tính. Sử dụng các cấu trúc dữ liệu, thuật toán hay toán cao cấp, các nhà khoa học máy tính sẽ phát minh ra nhiều phương thức mới để có thể truyền tải thông tin. Họ quan tâm sát sao tới việc triển khai phần mềm, hệ điều hành.
Các nhà khoa học máy tính có thể hiểu và thấy được mã máy. Sinh viên ngành khoa học máy tính sẽ được học tập, được trau dồi những nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình, thiết kế và phát triển phần mềm hay đại số tuyến tính và rời rạc.
Nhìn chung, các nhà khoa học máy tính có thể trao đổi và trò chuyện với máy tính. Chuyên ngành này dựa trên nền tảng ngôn ngữ – toán học của hệ thống máy tính. Những người theo học ngành khoa học máy tính có thể tạo ra một chương trình, hệ điều hành với những tính năng như ý muốn. Ngoài ra, họ cũng sẽ hiểu nguyên lý hoạt động của máy tính.
Công nghệ thông tin (Information technology)
Ngành công nghệ thông tin còn được gọi là hệ thống thông tin hoặc quản lý hệ thống. Các chuyên gia công nghệ thông tin đều là những người thành thạo, rất giỏi công nghệ. Ngành Công nghệ thông tin sử dụng các phần mềm, hệ điều hành và các ứng dụng để tạo ra một hệ thống công nghệ lớn hơn, qua đó có thể giải quyết mọi công việc.
Các chuyên gia Công nghệ thông tin thường tương tác với đồng nghiệp, khách hàng bên ngoài phòng ban của họ do tính chất của công việc. Họ có thể giải thích cho khách hàng hoặc giải quyết, làm việc cùng các chủ doanh nghiệp để có thể xây dựng hệ thống công ty một cách hiệu quả.
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Theo học ngành này, các sinh viên sẽ được làm chủ và hiểu hơn về những công nghệ mạng khá nổi tiếng hiện nay như truyền thông thông tin, truyền tải tập tin, thư tín điện tử hay những nền công nghệ tiên tiến như an toàn và bảo mật thông tin, xây dựng và vận hành data center, tính toán di động, tính toán lưới, điện toán đám mây.
Ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu là ngành rất phù hợp với những bạn đam mê và thích khám phá công nghệ, thích giao tiếp với mọi người trên toàn thế giới thông qua chiếc điện thoại, máy tính có kết nối mạng. Chưa dừng lại ở đó, các bạn có thể xây dựng không gian chuyên môn trên Internet dựa vào những kiến thức công nghệ máy tính của mình.
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)
Những người làm ngành Kỹ thuật máy tính sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, nghiên cứu và phát triển các linh kiện của máy tính như thiết bị định tuyến, chíp điện tử, mạch máy tính,… Nhìn chung, các sinh viên kỹ thuật máy tính sẽ được học kỹ thuật, toán học và khoa học máy tính.
Các kỹ sư máy tính phải giải quyết những vấn đề liên hợp giữa phần mềm và phần cứng máy tính. Chính vì vậy, họ cần sở hữu nền tảng kiến thức cực chất về ngành khoa học máy tính. Họ phải thiết kế, xây dựng các bộ xử lý và các bộ phận của máy tính nhiều hơn.
Ngành kỹ thuật mạng
Sinh viên ngành kỹ thuật mạng sẽ hiểu và vận dụng được những kiến thức chuyên sâu về quản trị và dịch vụ mạng, thực hành an ninh và thiết kế mạng. Các bạn sẽ có khả năng thiết kế hệ thống mạng cũng như giải quyết những vấn đề thuộc an ninh mạng, quản trị mạng, cơ sở dữ liệu, đường dây kết nối,…
Ngành công nghệ phần mềm
Trong thời đại phát triển, thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu hết mọi lĩnh vực đều được tin học hóa. Chính vì vậy, ngành Công nghệ phần mềm trở thành một trong những ngành nghề hot và quan trọng hơn bao giờ hết. Ở thời điểm hiện tại, dường như các ứng dụng trên điện thoại và máy tính đều là sản phẩm của ngành Công nghệ Phần mềm.
Sau khi tốt nghiệp, các em ngành Công nghệ Phần mềm hoàn toàn có khả năng chỉnh sửa, xây dựng và phát triển hệ thống phần mềm dựa trên các công cụ lập trình. Các bạn cũng có thể đánh giá yêu cầu dự án, phân tích và đưa ra những giải pháp để tiếp cận với công nghệ mới. Các sinh viên ngành Công nghệ phần mềm cũng có thể đánh giá, phân tích và đưa ra những giải pháp để tiếp cận với nền công nghệ mới; sở hữu khả năng xây dựng, thiết kế, bảo trì và vận hành, phát triển hệ thống thông tin cho doanh nghiệp, trường học và cơ quan,…
Ngành hệ thống thông tin quản lý
Đây là ngành học kết hợp giữa phần cứng, mạng truyền thông và phần mềm để thu thập, phân phối và tạo các dữ liệu thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp. Công việc chính của ngành này là phân tích dữ liệu, quản trị và vận hành hệ thống thông tin, kết nối doanh nghiệp và các chuyên gia công nghệ thông tin.
Các sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ được đào tạo khả năng thiết kế, phân tích, triển khai và kiểm soát thông tin,… nhằm cung cấp, đề xuất các phương án tối ưu trong quản trị kinh doanh, công tác quản lý xã hội,…
Các bạn cũng sẽ biết cách xử lý, phân tích và khai thác những dữ liệu lớn, bảo mật dữ liệu trong các lĩnh vực như ngân hàng, quản trị, kế toán, tài chính và kinh tế,… Các bạn sẽ hỗ trợ và quyết định trong công tác điều hành, quản lý công ty,…
Ngành Big Data & Machine Learning
Ở thời điểm hiện tại, lượng người dùng Internet ngày càng phổ biến và lớn đòi hỏi các chuyên gia công nghệ phải sử dụng nguồn dữ liệu cho hiệu quả nhất. Và Big Data đã mang tới cho các doanh nghiệp cơ hội để có thể lưu trữ nguồn lưu lượng lớn trên.
Trên nền tảng thu thập dữ liệu, các doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể mở rộng quy mô phát triển. Nguồn nhân lực là việc trong lĩnh vực Big Data đều là những kỹ sư am hiểu, nhạy bén và sở hữu những kiến thức chuyên môn cực kỳ ấn tượng.
Ngành Thiết kế Đồ họa
Thiết kế đồ họa là ngành nghệ thuật, nghĩa là phải sử dụng các phần mềm, công cụ đồ họa một cách linh hoạt để có thể biến ý tưởng sáng tạo của chính bản thân của mình trở thành những hình ảnh biết nói, truyền tải thông điệp một cách cụ thể và vô cùng độc đáo, tạo ấn tượng và mê hoặc người xem. Từ đó, các bạn có thể tạo nhân vật, thiết kế hình ảnh cho game, hoạt hình hay những sản phẩm đa phương tiện khác.
Để có thể học tốt ngành này, các sinh viên phải sáng tạo và khéo léo trong công việc. Các em sẽ được đào tạo cơ bản cho đến nâng cao cách sử dụng công nghệ, phương pháp thiết kế, các kiến thức về nghệ thuật. Các em sẽ sở hữu khả năng sử dụng các phần mềm đồ họa để có thể phát triển game, website, thiết kế ứng dụng di động,… Các em sẽ có khả năng thiết kế và kết hợp với giới mỹ thuật, truyền thông và thương mại để có thể tạo ra những sản phẩm lý tưởng.
Nên học ngành Công nghệ thông tin ở đâu?
Sau khi ra trường, cử nhân/Kỹ sư ngành CNTT có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hàng không, ngân hàng, quốc phòng, bưu điện, các công ty phát triển và thiết kế phần mềm.
Để có thể theo học ngành Công nghệ thông tin, các em có thể học ở các trường như FPT, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Hà Nội,… Nếu yêu thích lĩnh vực Y Dược, các em có thể chọn trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội làm bến đỗ lý tưởng của mình.