Đặc điểm nội dung và hình thức của manga hiện đại
Không những là một thể loại văn học đặc trưng, manga ( truyện tranh) còn được xem là biểu tượng văn hóa của người Nhật Bản, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người Nhật Bản. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thể loại này, bài viết dưới đây xin trình bày một số đặc điểm về nội dung và hình thức của manga Nhật Bản hiện đại.
Một số đặc điểm về hình thức của manga
Đặc trưng lớn nhất về hình thức của những tác phẩm manga là độc giả phải đọc từ phải sang trái. Điều này khác với cách độc thông thường . Sự khác biệt này tạo điểm nhấn và sự ấn tượng cho những tác phẩm manga.
Đặc điểm thứ hai hai về hình thức đó là nghệ thuật biểu hiện giới tính. Theo một số tin tức nghiên cứu và phân tích về thể loại này thì sự khác biệt hình thể và phong cách giữa nhân vật nam và nhân vật nữ được xem là yêu cầu mang tính bắt buộc trong tác phẩm manga. Điều này được thể hiện qua cách khắc họa nhân vật. Chẳng hạn, tay của người đàn ông sẽ được nhấn mạnh về chiều ngang với những nét đậm, thể hiện sự cứng rắn của nam giới. Trái lại, bàn tay nữ giới được thể hiện với nét thon dài và lướt ngang.
Cách khắc họa nhân vật trong manga cũng rất đặc biệt. Bàn tay của nhân vật nữ được dài hơn so với thực tế, mắt to hơn rất nhiều so với mũi và miệng, có lông mi dài và cong trên khuôn mặt tròn. Với nhân vật nam,mắt phải hơi dài với mi mắt thô và khuôn mặt gãy, tạo nên những mảng khối và góc cạnh.
Thứ ba, quy luật phối cảnh viễn cận trong manga rất được chú trọng. Cách phối cảnh này khiến những tác phẩm mang tính điện ảnh. Theo một số nhà phân tích thì đây chính là tính chất cơ bản, phân biệt manga hiện đại với những hình thức tiền thân. Bên cạnh đó thì sự phối cảnh sáng tối cũng đặc đặc biệt chú trọng. Manga hiện đại chủ yếu sử dụng những mảng đậm, nhạt, sáng, tối chứ không dùng kỹ thuật màu sắc. Ngoài bìa truyện thì nội dung trong tác phẩm manga không thể hiện màu sắc.
Những đặc điểm về mặt nội dung
Về vấn đề nội dung của truyện tranh Nhật Bản, những tin tức trên kenh14.vn chia sẻ: Nội dung của manga chủ yếu đề cao pẩm chất của con người là vị tha, đoàn kết, tình bạn và tình đồng đội. Đây cũng là những phẩm chất đáng quý của người Nhật Bản, tạo nên sức mạnh quật cường của đất nước này.
Nội dung manga cũng thể hiện tinh thần dân tộc. Không hướng tới xây dựng những nhân vật siêu đẳng hay những nhân vật xấu hoàn toàn, truyện tranh Nhật Bản miêu tả con người một cách chân thực với bản chất vốn có của nó. Điều này đồng nghĩa với việc có cái anh hùng thì có cái hèn nhát, cái cao thượng sẽ đi liền với cái nhỏ nhen, thù hận, có ước mơ thì có dã tâm.
Đặc biệt, do sự phát triển của phương diện hình thức mà manga đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật. Thể loại này được đánh giá cao về khả nawg phân tích nội tâm nhân vật trong tình huống và những cảm xúc khác nhau.
Manga cũng không hoàn toàn là câu chuyện giải trí mà còn là cả một vấn đề nhân sinh phức tạp, những vấn đề cần suy ngẫm. Vì vậy mà thể loại này không đơn thuần là văn học dành cho thiếu nhi mà có đối tượng thưởng thức phong phú với mọi chủ đề đa dạng. Tất cả những chủ đề đời sống như tình dục, cái chết, chiến tranh…đều được đưa vào manga với sự thể hiện mang tính hiện thực cao.
Với sự phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng, cùng với Samurai, võ Sumo, thơ Haiku, áo Kimono, rượu Sake.. thì Manga là mọt phần không thể thiếu trong đời sóng của người dân Nhật Bản, đóng vai trò như một môn nghệ thuật , một biểu tượng văn hóa độc đáo của “xứ sở Phù Tang”.