Tìm hiểu đặc trưng của một số dòng tranh dân gian Việt Nam
Tranh dân gian Việt Nam được đánh giá là loại hình nghệ thuật độc đáo, thể hiện nét đẹp văn hóa tinh thần và mang đậm bản sắc dân tộc của người Việt. Loại hình nghệ thuật dân gian này được chia thành nhiều dòng khác nhau với những đặc thù riêng biệt. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đặc trưng của một số dòng tranh dân gian Việt Nam.
Tranh Đông Hồ
Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến tranh Đông Hồ. Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống, là món ăn tinh thần của người Việt từ xưa đến nay. Tên đầy đủ của dòng tranh này là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ.
Là nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần, tranh Đông Hồ có nội dung gần gũi và bình dị, phản ánh cuộc sống đời thường của người dân trong cuộc sống hàng ngày cũng như hoạt động tâm linh. Dòng tranh này được sản xuất và bán ra rộng khắc tại những chợ làng quê Việt Nam. Tuy đã trải qua nhiều thời kỳ nhưng vẫn được duy trì và bảo tồn cho đến ngày nay.
Tranh Đông Hồ được đánh giá là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo với phong cách riêng. Theo một số tin tức nghệ thuật hội họa, từ khâu khắc bản in, vẽ tranh đến sản xuất đều thể hiện sự độc đáo về kỹ thuật và mỹ thuật. Về màu in, tranh chue yếu sử dụng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, kết hợp với kỹ thuật pha màu và in ấn đặc trưng, tạo ra những bức vẽ có màu sắc đẹp, óng xốp và trong sáng.
Bên cạnh kỹ thuật tinh tế thì tranh cũng có đề tài phong phú, chủ yếu phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thời với những thú vui nơi thôn dã. Những chủ đề thường được sử dụng như cóc, chuột, khiêng trống, đánh vật… Và ở mỗi thời kỳ, tranh lại khai thác những đề tài khác nhau để phù hợp với nhu cầu thưởng thức. Chẳng hạn thời kháng chiến có sản xuất tự túc, bình dân học vụ, bắt sống máy bay giăc…
Tranh Hàng Trống
Cùng với tranh Đông Hồ thì tranh Hàng Trống cũng là dòng tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng. Dòng tranh này được phát triển ở những khu phố cổ như Hàng Trống, Hàng Nón.. thể hiện sự tinh tế và nét đẹp tiềm ẩn của Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Tranh Hàng Trống ưa sử dụng những nét mảnh,tạo nên sự tinh tế cho bức tranh. Kết hợp với trục cuốn phương Đông tạo không gian có nhiều khoảng trống, thanh cảnh, đáp ứng thị hiếu thưởng thức của dân thành thị.
Về cách sử dụng màu sắc, nếu tranh Đông Hồ sử dụng chất liệu tự nhiên thì tranh Hàng Trống sử dụng phẩm màu. Điều này đem lại sự đa dạng và tính nghệ thuật cao cho dòng tranh này với khả năng gợi đượckhổi của không gian. Màu sắc phổ biến là lam, hồng, đỏ, da cam, vàng…Màu được tô bằng tau sau khi in những nét đen, được hòa với nước để để cho ra những gam màu đậm nhạt khác nhau.
Tranh Kim Hoàng
Dòng tranh dân gian này được phổ biến từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19. Mang đặc trưng chung của tranh dân gian Việt Nam, tranh Kim Hoàng cũng có nội dung đa dạng như tranh thờ cúng và tranh thể hiện đời sống gần gũi của nhân dân lao động.
Theo một số tin tức nghệ thuật được chia sẻ trên kenh14.vn, thể loại này là sự kết hợp những ưu điểm của tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ với những nét khắc thanh mảnh và màu sắc tươi sáng, đem lại sự hài hòa và tính nghệ thuật cao.
Tranh Kim Hoàng sử dụng mực tàu với cách chế xuất đơn giản như màu trắng là thạch, cao phấn, màu chàm, xanh là mực tàu hòa với nước chàm và một số màu hóa học.. đem lại màu sắc mịn. Đặc điểm nổi bật của dòng tranh này là tranh được in trên giấy đỏ, giấy tàu vàng hay giấy điều hồng…tạo nên nét riêng ấn tượng.