Giải TríTin tức

Vài nét về nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam

Cùng với những loại hình nghệ thuật khác, tranh dân gian Việt Nam đã đi vào đời sống văn hóa tinh thần của người  Việt như một nét đẹp văn hóa truyền thống. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về loại hình này, bài viết dưới đây xin chia sẻ vài nét đặc trưng của nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam.

Tranh dân gian là hình thức nghệ thuật lâu đời của Việt Nam với nhiều thể loại khác nhau. Trong đó có 2 hai loại chính là tranh Tết và tranh thờ. Dòng tranh này chủ yếu được dựng hình theo những nét khoanh, lấy mảng màu bao lại toàn hình. Bức tranh mang tính hài hòa cao và không có điểm nhìn cố định, chủ yếu được thiết kế theo lối quan sát di động theo nhiều hướng tiếp xúc khác nhau.

Cách vẽ và in tranh

Theo một số tin tức nghệ thuật, tranh dân gian là loại hình nghệ thuật phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân như hoạt động thờ cúng và trang trí nhà ở. Vì thế mà tranh có nhu cầu sử dụng lớn, Chính vì thế mà những người làm tranh xưa đã sử dụng phương pháp khắc ván và sao in ra nhiều bức khác nhau. Cách thức này được sử dụng phổ biến.

Tranh dân gian chủ yếu được in bằng ván gỗ và chỉnh sửa để tạo thành bức vẽ hoàn thiện

Những bản ván dùng để in tranh chủ yếu được làm từ chất liệu gỗ. Nghệ nhân sẽ khắc đường nét chính của tranh trên mảng gỗ nổi, sau khi in ra giấy sẽ thực hiện một số thao tác chỉnh sửa và to vẽ để hoàn thiện. Nghệ thuật in tranh gỗ xuất hiện từ lâu và được lưu truyền cho đến ngày nay.

Bên cạnh đó thì cũng có những bức tranh là bản vẽ tay của những nghệ nhân. Hình thức này xuất hiện chủ yếu ở những vùng dân tộc thiểu sổ.

Chất liệu và màu sắc của tranh dân gian như thế nào?

Tranh dân gian Việt chủ yếu được tin và vẽ trực tiếp trên giấy. Giấy được sử dụng để vẽ tranh là giấy dó. Đây là loại giấy có độ bền cao, có đặc điểm là xốp nhẹ và không bị nhòe khi vẽ. Nó cũng ít chịu tác động bởi mối mọt hay ẩm mốc, đem lại thời gian sử dụng lâu dài.

Về màu sắc, mỗi dòng tranh có cách tạo và pha chế màu sắc riêng. Nói chung màu sắc vẽ tranh khá đơn giản và thô sơ với những nguyên liệu đơn giản và dân giã. Màu sắc cũng không đa dạng và kết hợp nhiều màu sắc như những bức vẽ hiện đại. Đơn cử như tranh Đông Hồ- thể loại tranh dân gian truyền thống của người Việt. Dòng tranh này thường chỉ sử dụng 3-4 màu và màu sắc được tạo hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên.m Màu đen được tạo từ than xoan, màu đỏ từ hoa hòe, màu xanh từ lá chàm,màu trắng từ vỏ trai nghiền mịn.  màu vàng từ hoa hòe và màu đen từ tro rơm hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ…Những màu sắc này sẽ được pha với hồ nếp cổ truyền, đem lại cho những bức tranh dân gian Đông Hồ một vẻ óng ả và bắt mắt.

Nội dung và đề tài của tranh dân giân

Tranh dân dan Việt Nam khai thác nhiều đề tài đa dạng, hướng về những gì gần gũi, thân thuộc, phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Cùng với đó là chủ đề thiêng liêng, thể hiện sự cao quý trong những tranh thờ.

Nội dung tranh đa dạng, phản ánh đời sống văn hòa và tinh thần của người Việt

Một số chia sẻ trên vnexpress.net cho thấy, một số đề tài dân dã như đàn gà, đánh ghen, đánh vật, đám cưới chuột, hái dừa, khiêng trống… Bên cạnh đó, nội dung tranh cũng phản ánh lịch sử Việt Nam với nhiều đề tài như bà Trưng Trắc cưới voi xung trận, Đinh Bộ Lĩnh tập trận bằng cờ lau hay Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng..Ngoài ra thì một số đề tài văn học cũng được phản ánh trong tranh dân gian như Truyện Kiều và Nhị Độ Mai. Đây đều là những tác phẩm văn học nổi tiếng,gắn với đời sống văn hóa tinh thần của người dân..

Nói chung, nội dung của tranh dân gian rất phong phú và đa dạng, phản ánh một ý nghĩa nhân văn riêng. Từ đó, tranh thể hiện tâm trạng và đời sống tinh thần của con người. Đó đồng thời cũng là ước mong về cuộc sống ấm  no hay ý chí bất khuất của người nông dân.. Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tranh dân gian Việt Nam hướng tới đời sống tinh thần, đề cao cái đẹp , đạo lý làm người, mang giá trị nhân văn tốt đẹp, giáo dục con người những phẩm chất tốt trong cuộc sống.

 

Facebook Comments Box
Rate this post