Tin tức

Đặc điểm của trang phục dân tộc Mường

Trang phục dân tộc Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc. Chính điều đó đã tạo nên cho phụ nữ Mường nét duyên dáng, niềm tự hào khi khoác trên mình trang phục truyền thống.

Đặc điểm trang phục dân tộc Mường

Ngày nay, xã hội phát triển kéo theo là sự du nhập của nhiều xu hướng thời trang mới nhưng không ít phụ nữ Mường vẫn mặc những chiếc váy đen dài, áo pắn truyền thống như sự nâng niu, bảo tồn gìn giữ trang phục của dân tộc mình.

Trang phục Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không thể pha lẫn với các dân tộc khác thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trên đầu quấn khăn trắng. Xa xưa, đàn ông Mường thường để tóc dài và búi gọn gàng phía sau. Còn trang phục nữ thường là áo pắn (áo ngắn).

Trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Mường có hai màu chủ đạo, đó là màu xanh và trắng, cũng có một số địa phương sử dụng thêm áo màu hồng (như người Mường ở Hòa Bình). Đối với loại áo này, người Mường thường sử dụng các loại sợi dệt mảnh, có thân ngắn đến chấm eo lưng, xẻ ngực, ống tay dài.

Trang-phuc-dan-toc-muong
Trang phục dân tộc mường

Xem thêm: Trang phục dân tộc h’mông

Đối với váy, có 3 bộ phận chính, đó là đầu váy, thân váy và cạp váy. Trong đó, đầu váy là chi tiết quan trọng nhất bởi đây là điểm nhấn đại diện cho sự sáng tạo của người dệt, thường là các họa tiết hoa văn cực kỳ tinh xảo không bị lệ thuộc vào các mẫu có sẵn. Các hoa văn trên đầu váy chủ yếu được thêu hình long, phượng và các khối hình khác, nhưng nổi bật và mang tính phổ biến của sự ảnh hưởng văn hóa trên mặt trống đồng Đông Sơn.

Thân váy được dệt từ một tấm vải tơ tằm, màu sắc được nhuộm theo ý thích của người mặc. Cạp váy là phần cuối cùng của chiếc váy, được vắt và khâu bên trong thân váy thường có màu đỏ hoặc đen. Bên ngoài cạp thêu các hoa văn với nhiều màu sắc để khi mặc lên những mảng hoa văn nổi bật giữa cơ thể người phụ nữ. Đặc biệt, phần cạp váy thể hiện sự tinh tế, khéo léo, sâu sắc của người dệt.

Ngoài áo, váy người Mường sử dụng thêm thắt lưng được làm bằng chất liệu vải, lụa tơ tằm, có màu xanh lục hoặc màu xanh lá mạ, có chiều dài khoảng 160 cm, chiều ngang 35 cm, khi mặc phụ nữ Mường thường thắt dây lưng bên ngoài váy, quấn tầm ngang hông.

Net-dep-nen-na-trong-trang-phuc-nguoi-Muong
Nét đẹp nền nã trong trang phục người Mường

Xem thêm: Trang phục của dân tộc thái

Đặc biệt, trong bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường, còn được tạo điểm nhấn bằng yếm và chiếc khăn đội đầu. Chiếc khăn đội đầu là một dải vải trắng không viền, rộng chừng một gang tay, khoảng 15 cm, dài khoảng 50-60 cm quá vòng đầu để thắt sau gáy theo kiểu thắt vặn, không luồn dưới tóc. Chiếc khăn này dùng để giữ cho nếp tóc được gọn gàng, giữ ấm trước nhiệt độ, thời tiết ở núi rừng.

Còn với yếm của phụ nữ Mường thì có nhiều điểm giống với yếm của phụ nữ Kinh. Yếm được mặc bên trong dùng để che ngực trước khi mặc các loại áo khác ở ngoài. Đây thực chất là một miếng vải mộc vuông, góc trên cùng được khoét tròn là cổ có đính dây buộc, 2 góc kế tiếp đính dây để khi mặc sẽ buộc lại phía sau lưng, góc dưới cùng khi mặc sẽ giắt trong cạp váy…

Hiện nay, trang phục dân tộc mường  vẫn luôn được lưu giữ, vào các dịp lễ hội, hay sự kiện quan trọng, người Mường vẫn luôn sử dụng bộ quần áo dân tộc truyền thống của mình.

Facebook Comments Box
Rate this post