Thời Trang

Khám phá vẻ đẹp độc đáo trong trang phục Mông Cổ

Những bộ trang phục Mông Cổ thường gây ấn tượng bởi màu sắc rực rỡ, họa tiết trang trí tỉ mỉ mang đặc trưng của người dân du mục vùng thảo nguyên. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn học hiểu thêm về văn hóa và con người Mông Cổ.

Mục Lục

Giới thiệu khái quát về Mông Cổ

Vị trí địa lý

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол улс), tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Mông Cổ (Mongol). Mông Cổ là đất nước trải dài từ Trung Á sang Đông Á. Phía Bắc giáp với Nga và 3 phía còn lại được bao tròn bởi Trung Quốc. 

Mông Cổ không có biên giới chung với Kazakhstan, nhưng điểm cực Tây của đất nước này chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38km. Diện tích của Mông Cổ khá rộng với hơn 1.500.000  km2, thế nhưng dân số chỉ có 3,3 triệu người, do đó đất nước này có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

Thủ đô Mông Cổ

Thủ đô Ulan Bator có vị trí biệt lập, nằm ở độ cao 1.350m so với mực nước biển, hơi lệch về phía Đông ở miền Trung Mông Cổ. Thủ đô nằm bên sông Tuul, một phụ lưu của sông Selenge, thuộc một thung lũng nằm tại chân núi Bogd Khan. Mặc dù có quỹ đất rộng nhưng 45% dân số Mông Cổ lại sinh sống tại Thủ đô Ulan Bator. 

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng đất nước Mông Cổ chỉ có thảo nguyên và sa mạc, với người dân cưỡi ngựa, thì thủ đô Ulan Bator là một thành phố hiện đại, xe cộ tấp nập,  những tòa nhà cao tầng, những khách sạn, nhà hàng tiêu chuẩn quốc tế, các khu trung tâm mua sắm khá sầm uất. 

Khí hậu

Khí hậu của Mông Cổ tương đối khắc nghiệt, hầu như toàn bộ đất nước có nhiệt độ cao trong mùa hè và mùa đông rất lạnh. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình thường cao trên 37 độ C, kèm độ ẩm thấp và nắng, riêng sa mạc Gobi có nhiệt độ trung bình là 40 độ C và mùa đông thường có gió mạnh. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống dưới -30 độ. Trong đó, thủ đô Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong các thủ đô trên thế giới.

trang phục Mông CổKhám phá vẻ đẹp độc đáo trong trang phục Mông Cổ

Xem thêm: Những nét đặc sắc trong trang phục Ê đê

Con người Mông Cổ

Các dân tộc thiểu số tại Mông Cổ sinh sống chủ yếu ở khu tự trị Nội Mông Cổ cùng nhiều người ở các tỉnh khác như Cam Túc, Thanh Hải, Liêu Ninh, Cát Lâm… Phần lớn người dân tại đây sống theo lối du mục, tự cung tự cấp. 

Ngựa là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến trên các thảo nguyên bởi tính thuận tiện và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân nơi đây. Gia súc phổ biến của người dân du mục Mông Cổ là lạc đà, cừu, trong đó ngựa chiếm phần lớn.

Ngôn ngữ Mông Cổ

Ngôn ngữ chính được sử dụng tại Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha. Đây là ngôn ngữ chính của vùng Trung Quốc và Nội Mông Cổ, có tới 90% dân số tại đây sử dụng ngôn ngữ này.

Ngày nay, Tiếng Mông Cổ được viết bằng bảng chữ cái Kirin. Ở phía Tây Mông Cổ, tiếng Tuva và tiếng Kazakh cũng được sử dụng nhiều. Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng phổ thông tại Mông Cổ, ngày này được thay thế bằng Tiếng Anh. Ngoài ra, một số ngôn ngữ khác được sử dụng tại quốc gia này như tiếng Trung Quốc, Đức, Nhật, Pháp, Italia. Người khiếm thính tại Mông Cổ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ. 

Khám phá vẻ đẹp của trang phục Mông Cổ

Trang phục dân tộc Mông Cổ mang đậm phong cách thảo nguyên, bởi họ chủ yếu sống du mục nên thời gian cưỡi trên lưng ngựa rất nhiều. Bên cạnh đó, do khí hậu lạnh của vùng cao nguyên nên trang phục Mông Cổ thường có áo choàng dài, đai lưng, áo ngoài cộc tay, ủng da và mũ da.

Người Mông Cổ đều thích mặc loại áo choàng rộng và dài đến gối, với cúc áo bên phải, cổ áo khá cao và ống tay dài. Áo choàng thường được mặc với đai lưng cùng tông màu và ủng da. Về màu sắc đàn ông thường thích màu nâu và màu xanh lam, còn phụ nữ thường thích màu đỏ, hồng, xanh da trời, xanh lá cây thể hiện tính cách nồng hậu cởi mở của người Mông Cổ.

Deel

Deel là một chiếc áo choàng lớn, hai bên vạt áo được đắp chéo ôm sát cơ thể người mặc, vạt phải được đắp chéo qua phần cơ thể bên trái. Phần bên phải áo thường có khoảng 5, 6 móc cài: một cái dưới nách, hai cái ở đường viền cổ áo và ba cái ở vai.

Áo choàng của người Mông Cổ được làm từ các vật liệu khác nhau, từ da thú (có hoặc không có lông thú) tới vải. Loại áo choàng da phổ biến làm từ da dê, cừu, cáo, sói, rái cá, chồn. Ngoài ra, Deel của người dân vùng thảo nguyên còn làm từ bông, len, lụa hoặc thổ cẩm.

Mỗi nhóm dân tộc sống ở Mông Cổ có loại áo Deel riêng, được phân biệt bằng cách cắt và màu sắc. Đối với đàn ông, Deel mặc thường ngày được làm bằng cotton hoặc len dày, trong khi deel của phụ nữ điệu đà hơn với lụa in họa tiết. Bên cạnh đó, Deel mặc trong mùa đông thường được phủ thêm một lớn da cừu hoặc dê.

trang phục Mông CổKhám phá vẻ đẹp độc đáo trong trang phục Mông Cổ

Xem thêm: Nét độc đáo trong bộ trang phục dân tộc Dao Đỏ

Một trong những món đồ mang đậm màu sắc dân tộc Mông Cổ chính là mũ. Mũ trong trang phục Mông Cổ khác nhau về hình dạng và mục đích. Mũ dành riêng cho người già và trẻ, mũ đội mùa hè và đông, mũ đội hàng ngày và nghi lễ. 

Người Mông Cổ có tới hàng trăm kiểu mũ với phong cách khác nhau. Với họ, mũ không chỉ thể hiện sự giàu có và tuổi tác của người đội mà còn là đặc điểm chỉ ra họ thuộc bộ tộc nào. Sự trang trí và màu sắc của mũ rất đa dạng tùy thuộc vào giới tính của người đội, theo vị trí xã hội hoặc phụ thuộc vào bộ lạc, quốc tịch. 

Phụ nữ và nam giới ở độ tuổi trung niên đội mũ mùa hè được làm bằng vải lông mềm mại, có đỉnh nhọn. Vào mùa hè, người dân Mông Cổ đội chiếc mũ có tên là “toortsog”. Chiếc mũ này có một phần trên và một phần dưới. Phần trên không phải là một mảnh mà được khâu từ sáu mảnh riêng biệt. Phụ nữ đã kết hôn không được phép đội chiếc mũ này.  

Mũ ngày lễ của phụ nữ đã được xem là phiên bản đẹp nhất với trang sức đính kèm, bao gồm một chiếc mũ bằng lụa và nhung. Với bộ trang trí hoàn chỉnh cho tóc, phần dưới của chiếc mũ được làm từ nhung và phần trên làm từ lụa đỏ. Chúng còn được trang trí bằng san hô và ngọc trai.

Giày ống

Phần ngón chân của giày được thiết kế cao lên, đây cũng là một ví dụ về việc sử dụng các phong tục bản địa, tín ngưỡng để hỗ trợ cho tôn giáo của chính họ. Một lời giải thích khác là mũi hếch giúp chân người lái không bị trượt ra khỏi bàn đạp. 

Giày phải và trái có hình dạng giống nhau. Chúng không có dây buộc hoặc khóa kéo, khiến chúng dễ dàng và nhanh chóng mang vào, gỡ ra. Tuy nhiên, những đôi bốt quá dày và cứng đến nỗi chúng sẽ gần như không thể đi vào. Những đôi bốt khổng lồ này vẫn được mang và đặc biệt phổ biến ở nông thôn.

Phụ kiện

Về trang sức, phụ nữ Mông Cổ sẽ đeo mặt dây chuyền bằng ngọc, ngọc trai, san hô, hay những loại đá quý. Ngọc trai được xem là có giá trị cao nhất tại đây, sau đó đến san hô và bạc. Bên cạnh đó, mái tóc của họ được búi thành một búi to và gắn thêm trang sức bạc thêm phần vui tươi, lộng lẫy.

Facebook Comments Box
Rate this post