Góc Công Nghệ

Lừa đảo trên mạng xã hội báo cho ai và xử phạt như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội khiến người dân mất đi nhiều tài sản. Vậy lừa đảo trên mạng xã hội báo cho ai và xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho các bạn.

Mục Lục

Các chiêu trò lửa đảo qua mạng

rat-nhieu-chieu-thuc-lua-dao
Rất nhiều chiêu thức lừa đảo
  • Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều các chiêu thức lừa đảo. Một số chiêu thức hay dùng như sau:
  • Sử dụng số điện thoại giả mạo, mạo danh cán bộ cơ quan chức năng như số điện thoại công an, Tòa án,…gọi điện yêu cầu các nạn nhân qua mạng chuyển tiền.
  • Thông qua thương mại điện tử như: bán hàng online, lừa đảo trên shopee, lazada… làm cộng tác viên bán hàng, hay order hàng. Chúng yêu cầu CTV chuyển tiền cọc hoặc oder hàng nhưng sau đó lại không có hàng về.
  • Hack tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo, messenger… để giả vờ làm người thân nhờ chuyển khoản.
  • Gọi điện thông báo là khách hàng thân thiết, báo tặng quà, click đường link giả mạo để hack tài khoản đi lừa đảo.
  • Tấn công mạng để chiếm đoạt tài khoản thông tin, nội dung các giao dịch, giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến internet banking,… thực hiện ăn cắp thông tin của khách hàng và rút tiền trong tài khoản.

Lừa đảo trên mạng xã hội báo cho ai

  • Gọi điện đến Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053.
  • Truy cập địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
  • Trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo và đường dây nóng 113.
  • Thông qua hòm thư: online.abei@mic.gov.vn hoặc truy cập Website: http://tingia.gov.vn hoặc gọi đến số tổng đài 18008108 phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam để được hỗ trợ.
  • Người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Thủ tục tố cáo, trình báo công an khi bị lừa qua mạng

Bước 1:  Tất cả hành vi lừa đảo của tội phạm bạn cần thu thập chứng cứ một cách đầy đủ và chi tiết nhất như thông tin của người lừa đảo như hình ảnh nhận dạng, địa chỉ, nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng đã lừa đảo chuyển khoản, hoặc biên lai hay các hình thức đã chuyển tiền khác…

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tố cáo gồm:

  • Đơn tố giác, đơn trình báo công an.
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chip của bị hại (bản sao công chứng).
  • Bằng đã thu thập được.

Bước 3: Gửi cho cơ quan công an cấp xã/ cấp huyện nơi người bị hại cư trú, sau đó phối hợp cùng với lực lượng cơ quan để tiến hành cho việc điều tra

Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư liên tịch số 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH, 146  Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2021

Đối tượng lừa đảo tiền qua mạng bị xử phạt như thế nào?

bao-cong-an-de-xu-ly-kip-thoi
Báo công an để xử lý kịp thời

Click ngay: lừa đảo 500k có báo công an không để biết thêm thông tin

Xử lý hành chính

Người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với hành vi lừa đảo nếu trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu lừa đảo từ 02 triệu đến dưới 50 triệu hoặc dưới 02 triệu sẽ phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh;
  • Tài sản bị lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
  • Đã bị kết án về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…chưa được xóa án tích và tiếp tục vi phạm.

Nếu thuộc một trong các trường hợp sẽ phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Có tính chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây phạt tù 7-15 năm tù:

  • Người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu;
  • Lợi dụng thiên tai dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Lợi dụng chiến tranh, khẩn cấp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Cơ sở pháp lý: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Như vậy qua bài viết này chúng ta đã biết được lừa đảo trên mạng xã hội báo cho ai và xử phạt như thế nào. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Facebook Comments Box
Rate this post