Thời Trang

Quy định về trang phục Hải Quan mới nhất hiện nay

Với những ai từng đến sân bay thì chắc chắn không còn xa lạ với hải quan. Mỗi quốc gia thì cơ quan hải quan sẽ mặc trang phục hải quan khác nhau. Cùng tìm hiểu thông tin về bộ trang phục này trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Hải quan là gì?

Hải quan là dịch vụ công do chính phủ cấp, là cơ quan có trách nhiệm thu và kiểm soát lưu chuyển hàng hóa ở quốc gia. Các mặt hàng thường gồm con người, động vật hay mặt hàng nguy hiểm khác.

Trang phục hải quan là gì?
Trang phục hải quan là gì?

Hải quan có vai trò quan trọng mà chúng ta không thể tránh gặp khi xuất nhập cảnh tại bất kỳ quốc gia nào. Trước đây, họ chỉ có chứng chỉ chính như thuế hải quan, xuất nhập khẩu khác.

Quan điểm về chức năng hải quan đã được mở rộng hơn. Thực tế, hải quan được coi là bộ phận cơ bản của chính phủ, có nghĩa vụ thu thuế, an ninh và thúc đẩy thuận lợi thương mại.

2. Tìm hiểu về trang phục Hải Quan

Hải quan thường được diện trang phục đặc trưng thực hiện công việc quan trọng, thể hiện sự lịch sự, nghiêm túc. Đây được coi là bộ mặt đất nước, ấn tượng với du khách quốc tế.

Trang phục hải quan có đặc trưng của ngành cảnh sát, có cầu vai vuông vức, cổ áo vest lịch sự, sang trọng. Bộ đồ này được thiết kế túi áo thuận tiện trong màu xanh da trời tượng trưng biển cả. Với nam và nữ sẽ có thiết kế riêng. Nam giới thì dùng quần âu đen, cà vạt, giày đồng phục còn nữ sẽ mặc chân váy.

Ngoài ra, mỗi mùa đông hạ cũng sẽ có trang phục khác nhau, mang đến sự uy nghiêm, quyền lực. Hiện nay, trang phục hải quan có chút thay đổi, bỏ áo ngắn tay, màu xanh da trời sang màu đen.

Với lực lượng chống buôn lậu sẽ thay đổi trang phục từ công viên chức hải quan sang trang phục đặc thù chống buôn lậu.

>>> Xem thêm: Gợi ý trang phục đi chùa thanh lịch, thoải mái nhất 

3. Quy định pháp luật về đồng phục hải quan

Trang phục hải quan được thể hiện rõ qua văn bản, bởi đây là nghề đặc thù. Theo quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017 ban hành bao gồm các yêu cầu, quy định liên quan tới đồng phục Hải Quan Việt Nam như sau:

Điều 21. Đồng phục Hải quan Việt Nam

Trang phục Hải quan Việt Nam gồm:

  • a) “Lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông (mũ, áo, quần, váy Juyp nữ).
  • b) Trang phục thường dùng xuân hè, trang phục thường dùng thu đông (mũ, áo, quần, váy Juyp nữ).
  • c) Trang phục niên hạn khác (mũ mềm, caravat, giầy, thắt lưng, găng tay, tất).
  • d) Trang phục chuyên dùng (áo mưa, trang phục chống rét, mũ bông, giầy đặc chủng, quần áo bảo hộ lao động)”.

“Việc sử dụng trang phục Hải quan Việt Nam phải được thực hiện theo quy định. Công chức mặc trang phục Hải quan Việt Nam phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, cài đủ cúc, khóa; đeo cành tùng, cấp hiệu, phù hiệu, biển tên, dây lưng; đi giày, tất do Tổng cục Hải quan trang cấp. Đối với trang phục thu đông (cả lễ phục) thì áo mặc trong phải là áo sơ mi màu trắng, dài tay, cổ đứng và phải thắt caravat Hải quan do Tổng cục cấp phát.

Khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang, kính đen (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức sản xuất, tàng trữ, mua bán và sử dụng trang phục Hải quan Việt Nam trái phép; cấm viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục; sử dụng trang phục sai mục đích”.

Điều 22. Mặc lễ phục Hải quan Việt Nam

Công chức hải quan mặc lễ phục Hải quan Việt Nam (sau đây gọi tắt là lễ phục) trong các trường hợp sau:

  • “Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của các tổ chức chính trị-xã hội.
  • Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế.
  • Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước.
  • Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị.
  • Dự các cuộc họp, hội nghị, hoạt động của Tổng cục, của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục (theo chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị).
  • Dự lễ tang cấp nhà nước”.

Điều 23. Mặc trang phục thường dùng

“Công chức hải quan mặc trang phục thường dùng được đi dép có quai sau hoặc đi ủng trong các trường hợp công tác, làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng sông nước và trong mưa, bão và các trường hợp khác theo quy định của Tổng cục Hải quan”.

Điều 24. Mặc trang phục chuyên dùng

Công chức hải quan mặc trang phục chuyên dùng trong các trường hợp sau:

  • “Trang phục chống rét (áo bông, mũ bông, mũ len, găng tay len) dùng cho công chức làm việc tại các khu vực, địa bàn chịu ảnh hưởng thời tiết giá rét khi có nhiệt độ từ 15° C trở xuống.
  • Mũ mềm (kiểu mũ mềm của bộ đội Hải quân, có gắn hải quan hiệu) dùng khi thi hành công vụ ngoài công sở, nơi có điều kiện chật hẹp không đội được mũ kêpi.
  • Giầy đặc chủng, giầy cao cổ: Lực lượng kiểm soát chống buôn lậu sử dụng khi thực thi nhiệm vụ.
  • Quần áo, mũ bảo hộ lao động: dùng cho công chức làm việc trong môi trường máy móc, nhiều dầu mỡ (vận hành tàu thuyền, kiểm tra – khám xét hầm, khoang chứa hàng của phương tiện vận tải hoặc nơi oa trữ hàng vi phạm).
  • Áo blue, trang phục bảo hộ, khẩu trang, găng tay được sử dụng khi công chức làm việc tại Phòng thí nghiệm, phân tích, kho lưu trữ, bảo quản”.

Điều 25. Đội mũ

Công chức hải quan đội mũ kê pi có gắn hải quan hiệu khi mặc trang phục trong các trường hợp:

  • “Làm việc, học tập, huấn luyện, dự lễ ở ngoài trời.
  • Trao và nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng khác.
  • Khi đi mô tô, xe gắn máy thì đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
  • Khi đội mũ phải đội ngay ngắn, hải quan hiệu hướng ra phía trước và gài quai sát cằm.
  • Khi vào phòng làm việc, hội trường hội họp thì không đội mũ, mũ phải để ngay ngắn trên giá hoặc treo trên trường (nơi trang trọng) theo quy định thống nhất của đơn vị.
  • Nếu để trên giá thì hải quan hiệu hướng ra phía ngoài, nếu treo trên tường hải quan hiệu hướng xuống dưới. Khi hội họp, nếu có bàn làm việc thì mũ để lệch phía bên trái chỗ ngồi của mình, hải quan hiệu hướng lên phía trước”.

Điều 26. Thời gian mặc trang phục

Thời gian mặc lễ phục và trang phục thường dùng:

  1. a) “Đơn vị hải quan tại các địa phương từ tỉnh Thừa Thiên- Huế trở ra phía Bắc mặc lễ phục và trang phục thường dùng theo mùa:

– Trang phục xuân – hè từ ngày 01/4 đến hết ngày 31/10 hàng năm.

– Trang phục thu – đông từ ngày 01/11 năm trước đến hết ngày 31/3 năm sau.

  1. b) Đơn vị hải quan tại các địa phương từ thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam mặc lễ phục và trang phục thường dùng xuân – hè.
  2. c) Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau, căn cứ vào dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn, nếu nhiệt độ trong ngày dưới 20°C thì công chức mặc trang phục thu – đông, nếu nhiệt độ từ 20°C trở lên thì mặc trang phục xuân – hè; khi sinh hoạt tập trung phải mặc trang phục do thủ trưởng đơn vị quyết định.

Thời gian mặc trang phục chuyên dùng: Theo yêu cầu công tác và do thủ trưởng đơn vị quyết định”.

Điều 27. Thay đổi, thu hồi trang phục

Đơn vị trực tiếp quản lý công chức khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi hải quan hiệu, cấp hiệu, biển tên, phù hiệu, mũ kêpi đã cấp.

Trang phục hải quan có nhiều sự thay đổi
Trang phục hải quan có nhiều sự thay đổi

Công chức khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội:

– “Được giữ lại lễ phục, trang phục thường dùng, hải quan hiệu, cấp hiệu, biển tên, phù hiệu, mũ kêpi và được cấp 1 bộ khi Tổng cục Hải quan thay mẫu trang phục mới.

– Chỉ được sử dụng trang phục trong các trường hợp: Khi dự gặp mặt, dự lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành hải quan, kỷ niệm thành lập các đơn vị hải quan”.

>>> Bạn có biết: Trang phục bộ đội Việt Nam gồm những gì? 

Điều 28. Mặc thường phục

  1. Công chức hải quan được mặc thường phục khi thực thi công vụ trong các trường hợp sau đây:
  • a) “Lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, kiểm soát phòng chống ma túy do yêu cầu phải giữ bí mật;
  • b) Phóng viên Báo hải quan khi thực hiện các chuyên mục, phóng sự điều tra cần phải giữ bí mật để thu thập thông tin;
  • c) Công chức hải quan khi đi giao dịch, làm việc hoặc tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo với các cơ quan, tổ chức ngoài lực lượng hải quan;
  • d) Công chức hải quan thuộc cơ quan Tổng cục khi đi công tác, làm việc tại các đơn vị hải quan địa phương và công chức thuộc các Cục Hải quan địa phương về công tác, làm việc tại cơ quan Tổng cục hoặc các Cục Hải quan địa phương khác (trừ các trường hợp có yêu cầu phải mặc trang phục Hải quan).
  • e) Công chức hải quan nữ khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi;
  • g) Công chức chưa được cấp trang phục hải quan”.
  1. Mặc thường phục phải lịch sự, gọn gàng theo quy định:

– Trang phục xuân-hè:

  • “Áo, quần gọn gàng, cài đủ cúc, khóa; áo sơ mi không có nhiều màu sặc sỡ, quần âu dài, váy Juyp nữ dài quá đầu gối, xẻ thân sau. (Chú ý: tuyệt đối không mặc quần bò, quần thun, quần vải mỏng có màu sắc sặc sỡ; váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối).
  • Giày, dép có cài quai hậu”.

– Trang phục thu-đông:

  • “Áo, quần gọn gàng, cài đủ cúc, khóa; áo veston bên trong mặc áo sơ mi dài tay có thắt caravat, quần âu dài, váy juyp nữ dài quá đầu gối, xẻ thân sau. (Chú ý: tuyệt đối không mặc quần bò, quần thun, quần vải mỏng có màu sắc sặc sỡ; váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối).
  • Giày”

Bài viết trên đây chia sẻ thông tin về trang phục hải quan giúp bạn nắm rõ hơn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments Box
Rate this post